Loading...

Những điều giáo viên cần lưu ý trong việc xây dựng năng lực tự chủ của học sinh THCS

Định hướng từng bước theo thang mức độ tự chủ phù hợp với từng đối tượng học sinh; hướng dẫn học sinh thấy được bức tranh tổng thể về quá trình học tập, hiểu được mục tiêu học tập; không lạm dụng phiếu bài tập lẻ tẻ, điều này gây khó khăn cho học sinh trong việc quản lý tài liệu học tập … Giáo viên cần lưu ý những gì trong việc xây dựng năng lực tự chủ của học sinh?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ về công nghệ, theo những nghiên cứu gần đây về dự báo xu hướng ngành nghề thì 70 - 80% việc làm hiện tại có thể sẽ biến mất trong vòng 20 năm tới, các công việc hoàn toàn mới xuất hiện đòi hỏi con người cần phải có kỹ năng và sức sáng tạo cao vượt trội để cạnh tranh với “Trí tuệ nhân tạo”.  

Mới đây, theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã chỉ ra nhóm các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trong 5 năm tới gồm:

  • Nhóm kỹ năng tư duy phức tạp (Tư duy phân tích và đổi mới, Giải quyết vấn đề phức tạp, Kỹ năng sáng tạo, độc đáo và chủ động, Tư duy phản biện và phân tích);
  • Nhóm kỹ năng cảm xúc và xã hội (Khả năng phục hồi chịu đựng căng thẳng và linh hoạt, Trí tuệ cảm xúc, Lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội);
  • Nhóm kỹ năng công nghệ (Sử dụng và điều khiển công nghệ, Thiết kế và lập trình công nghệ);
  • Nhóm kỹ năng học tập (Học tập tích cực và chiến lược học tập).

Chính vì vậy, học sinh thế hệ mới cần được trang bị những năng lực - kỹ năng cần thiết để bước vào tương lai nhiều biến động. Trong đó, sự tự chủ trong học tập là một trong những năng lực cần thiết ở mỗi học sinh cần có.

Thế nào là một học sinh tự chủ - chủ động trong học tập?
 

 

Sự tự chủ sẽ giúp học sinh tăng cường khả năng khám phá, tự tìm hiểu tri thức. Nó thúc đẩy và nuôi dưỡng sự thích thú của người học đối với thế giới xung quanh, tăng cảm giác tò mò trí tuệ và khao khát kiến thức. Tự chủ cũng là một trong những năng lực cần thiết mà bất kể nhà tuyển dụng đều yêu cầu.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là đối với mỗi đối tượng học sinh ở từng giai đoạn phát triển sẽ có những mức độ về sự tự chủ một cách cụ thể nhất.

Tại Wellspring, học sinh có sổ tay planner để chủ động lên các mục tiêu và kế hoạch thực hiện từ đầu mỗi kỳ học; cũng như chủ động take note các công việc - mục tiêu ngắn phải thực hiện theo ngày, tuần, tháng. Thông qua nhiều phương pháp và các chiến lược đào tạo của giáo viên, học sinh chủ động thực hiện mục tiêu trong từng hoạt động học tập. Đó có thể là mục tiêu kiến thức, cải thiện kỹ năng… 


Giáo viên trở thành “người đồng hành”, hỗ trợ học sinh

Khác với giáo dục truyền thống, giáo viên cung cấp kiến thức và chuẩn bị cho học sinh những nhiệm vụ cụ thể mà chúng sẽ phải hoàn thành. Hiện nay, giáo dục hiện đại đã thay đổi vai trò của giáo viên cũng như mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh.

Đối với quá trình xây dựng năng lực tự chủ cho học sinh, vai trò của giáo viên cần:

  • định hướng - tư vấn 
  • thúc đẩy 
  • gợi mở nguồn học liệu 
  • người “huấn luyện”  học sinh  

Mối quan hệ tương tác giữa giáo viên - học sinh là tương tác hai chiều, diễn ra liên tục thường xuyên linh hoạt bằng hình thức online - offline ở mọi nơi chứ không mặc định thời gian và không gian ở lớp học. 

“Tại Wellspring, giáo viên không chỉ định hướng, tư vấn cho học sinh mà còn truyền cảm hướng, tạo động lực cho học sinh trong quá trình khám phá bản thân, phát huy những thế mạnh. Giáo viên THCS Wellspring chú trọng việc thúc đẩy học sinh tự tin thay đổi bản thân. Bởi trong mỗi đứa trẻ đều có thế mạnh riêng và chúng cần được khơi dậy điều đó.” - Cô Nguyễn Thị Huyền - Hiệu phó trường THCS Wellspring cho biết.

Giáo viên Wellspring luôn theo sát hoạt động của học sinh để đưa ra những tư vấn kịp thời. Vai trò của “người đồng hành” là phải hiểu học sinh của mình để có thể đưa ra những lời tư vấn, tạo động lực ở mỗi đối tượng học sinh khác nhau. Học sinh được thầy cô động viên tham gia các hoạt động trong Nhà trường để phát triển bản thân ở từng giai đoạn cụ thể như: Sân chơi tiếng Anh TEDwis Talk để tự tin thuyết trình tiếng Anh trước đám đông, sân chơi sáng tạo công nghệ số WeTech để tự mình thực hiện một dự án sáng tạo sản phẩm công nghệ… Từng bước trong từng giai đoạn, học sinh hình thành năng lực tự chủ trong các hoạt động học tập.

Học sinh THCS Wellspring tự tin thuyết trình sản phẩm công nghệ tự sáng chế tại Cuộc thi sáng tạo công nghệ số WeTech
 

Nhà trường hay nói cách khác môi trường học tập cũng giữ vai trò quan trọng để học sinh có cơ hội để trải nghiệm, khám phá bản thân, rèn luyện và phát triển các năng lực thế kỷ XXI. Thông qua các hoạt động học tập, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức mà trưởng thành cả về năng lực và phẩm chất.

4 chiến lược để phát triển năng lực tự chủ của học sinh

Tài nguyên học tập: Nguồn tài liệu phong phú, đa dạng các hình thức để học sinh dễ dàng tiếp cận. Đây có thể là tài liệu học tập, tài liệu tham khảo hay các file hỗ trợ khắc phục sự cố.

Chương trìnhphương pháp giảng dạy: cần được thiết kế đảm bảo sự tham gia của người học trong một quá trình. Ví dụ, với phương pháp dạy học qua dự án, học lĩnh hội kiến thức và rèn luyện các kỹ năng trong quá trình thực hiện dự án.

Đào tạo chiến lược học tập: Chiến lược học tập hiệu quả môn học với chiến lược tư duy và chiến lược tư duy siêu nhận thức.

Đây là một trong những chiến lược để phát triển năng lực tự chủ của học sinh được trường THCS Wellspring tích cực triển khai.

Dự án liên môn Lịch sử và môn ESL (Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai) dành cho các WISHers khối 7 mang tên “Explore Hà Nội” được tổ chức vào tháng tháng 12/2020. Dự án là dịp để WISHers hiện thực hóa và thực hành những kiến thức đã học để giới thiệu và lan tỏa hình ảnh về lịch sử, văn hóa Hà Nội; từ đó, góp phần quảng bá về du lịch Việt Nam sau ảnh hưởng của dịch COVID-19. Thông qua hai giai đoạn của dự án, học sinh tích cực tham gia, làm chủ hoạt động học tập của mình.
 
Giai đoạn 1- My Explore: WISHers mở rộng tìm hiểu thêm thông tin bên ngoài kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hóa Hà Nội từ khi thành lập đến nay. Các bạn chủ động lên kế hoạch triển khai dự án, phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên.
 
Giai đoạn 2 - Hop on Hanoi, học sinh tham gia tour, khám phá các di tích lịch sử, thưởng thức món ăn truyền thống và phỏng vấn du khách trong và ngoài nước về văn hóa Hà Nội. Từ đó, học sinh có những trải nghiệm của riêng mình về di tích - văn hóa Hà Nội để thực hiện một vlog giới thiệu về Hà Nội đến bạn bè ở các nước trên thế giới bằng tiếng Anh. Bằng những điều được trải nghiệm, các WISHers được rèn luyện và phát triển nhiều kỹ năng khác nhau.

Để có hiệu quả, các chiến lược này phải được giảng dạy, luyện tập và thực hành như một quá trình. Học sinh sẽ không trở thành một đứa trẻ tự chủ, độc lập ngay lập tức. Giáo viên kiên trì và nỗ lực khắc phục những khó khăn; sau một thời gian, chắc chắn học sinh sẽ ngày càng độc lập và tự chủ hơn.

Những điều giáo viên cần lưu ý trong việc xây dựng năng lực tự chủ của học sinh THCS
 
  • Thiết kế thời gian hợp lý để hướng dẫn/ định hướng học sinh trong các hoạt động học tập.
  • Ngôn ngữ hướng dẫn của giáo viên cần đơn giản, dễ hiểu.
  • Xác định tiêu chí thành công rõ ràng, phù hợp với đối tượng học sinh. Không sử dụng tiêu chí xuyên suốt mà cần có sự đánh giá, điều chỉnh linh hoạt từ phản hồi của học sinh
  • Hướng dẫn học sinh thấy được bức tranh tổng thể về quá trình học tập, hiểu được mục tiêu học tập
  • Định hướng từng bước theo thang mức độ tự chủ phù hợp với đối tượng học sinh
  • Không lạm dụng slide, giáo viên cần tương tác với học sinh, thiết kế các hoạt động để học sinh chủ động trình bày ý tưởng.
  • Không lạm dụng phiếu bài tập lẻ tẻ, điều này khiến tài liệu rải rác khó cho học sinh quản lý tài liệu học tập 
  • Đối với học sinh khối 6,  cần chú ý hướng dẫn sinh phương pháp ghi chép bài, xây dựng nếp tự chủ trong từng hoạt động. Các bạn cần thời gian để thực hành và hình thành tính tự chủ.
Tại buổi đào tạo của giáo viên đầu năm học của trường THCS Wellspring, các thầy cô giáo cùng nhau trao đổi - thảo luận chủ đề phát triển năng lực học sinh thế kỷ XXI thông qua các nội dung:  Năng lực tự học - tự chủ, năng lực Xây dựng kiến thức, năng lực Giải quyết vấn đề thực tiễn và sáng tạo.

Năm học 2021 - 2022, trường THCS Wellspring tiếp tục đẩy mạnh nhiều đổi mới trong giảng dạy: Phương pháp lấy người học làm trung tâm (Cá nhân hóa, cộng tác, xây dựng kiến thức, tự điều chỉnh); học tập mở rộng (giải quyết vấn đề, cơ hội học tập 24/7); sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động. Trường PTSNLC Wellspring đang đến rất gần với danh hiệu danh giá Microsoft Showcase School.

Cùng chờ đón các bài viết tiếp theo về năng lực xây dựng kiến thức và năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, sáng tạo.