Loading...

Tiết học Phát triển kỹ năng tại trường Tiểu học Wellspring: Học sinh tự chủ tư duy và chủ động nghiên cứu kiến thức

Trong mỗi tiết học Phát triển kỹ năng tại trường Tiểu học Wellspring, không có kiến thức “tĩnh”. Mọi kiến thức đều “hoạt động mạnh mẽ” thông qua các câu hỏi do giáo viên đặt ra. Các WISHers nhí sẽ chủ động tiếp cận, tương tác và thể hiện quan điểm cá nhân để rút ra bài học chung và ghi nhớ chúng. Trong khi đó, người giáo viên khiến kiến thức trở nên gần gũi, sát với thực tế cuộc sống của học sinh.
 
 

“Tiếng nói cá nhân trong bộ môn Phát triển kỹ năng là vô cùng quan trọng” đặc biệt trong môi trường Tiểu học, khi các con bước đầu học cách phát triển tư duy cá nhân và thể hiện chúng trong môi trường cộng đồng. Tại trường Tiểu học Wellspring, một người giáo viên dạy bộ môn này cần làm tốt 3 việc: Lắng nghe, tôn trọng quan điểm cá nhân của học sinh và biết cách đặt câu hỏi, đặt tình huống khơi gợi cảm hứng của các con với chủ đề bài học.

 

Đối với học sinh Tiểu học, kinh nghiệm của các con về các kỹ năng xã hội cần được xây dựng từ nền tảng. Vậy nên, nhiệm vụ của người giáo viên là “trao quyền” cho các con tư duy thông qua trải nghiệm và tình huống. Từ đó, chính các con xây dựng cho mình chuỗi kỹ năng xã hội cần thiết và tôn trọng sự đa dạng quan điểm từ các trải nghiệm khác biệt của các bạn khác.

 

Trong tiết học Phát triển kỹ năng với chủ đề: “Nhật biết hành động xấu & Thiết lập vòng tròn an toàn”, các bạn WISHers Khối 3 đã luôn giữ tinh thần sôi nổi và hào hứng cho tới giây phút tổng kết tiết học. Các con hăng say, miệt mài và thích thú trong mỗi vai trò tại nhóm học tập của mình. Điều gì đã khiến tiết học Phát triển Kỹ năng của các WISHers Khối 3 trở nên hấp dẫn và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các bạn học sinh như thế?

 

Câu trả lời là quá trình tìm hiểu kiến thức lấy sự tự chủ tư duy và chủ động nghiên cứu của học sinh làm điểm cốt yếu. Mỗi hoạt động trong tiết học chủ đề: “Nhận biết hành động xấu & Thiết lập vòng tròn an toàn” đều mang tới những mục tiêu và ý nghĩa riêng, không chỉ phát triển kỹ năng chính qua bài học mà cả những kỹ năng xung quanh giúp các con làm việc với kiến thức hiệu quả hơn.

 

1. Phát triển khả năng “đọc vị” kiến thức qua số liệu

Với mục đích phát triển thuận lợi trong xã hội hiện tại và sau này, khả năng làm việc với số liệu trở thành yêu cầu tiên quyết với các thế hệ công dân toàn cầu tương lai. Tại tiết học, cô giáo không chỉ đưa ra các số liệu thực trạng về chủ đề như một dẫn chứng “tĩnh” mà cô cũng đưa ra những câu hỏi để các WISHers chủ động nhận biết, so sánh, kết luận từ số liệu được đưa ra. Việc khơi gợi tư duy và tìm tòi sâu về các số liệu liên quan sẽ giúp các bạn nhỏ tiếp cận bài học chủ động và “làm nóng” tư duy, nhắc nhớ về những kiến thức cũ và sẵn sàng cho sự tiếp nối kiến thức này.
 

Các WISHers hăng hái phân tích các thông tin dữ liệu được đưa ra liên quan đến chủ đề bài học
 

2. Giáo viên phát triển bài học từ câu hỏi - Học sinh được “trao quyền” nghiên cứu kiến thức

Từ một tình huống giả lập có sự tham gia của cả cô và trò, sự hào hứng của các bạn WISHers Khối 3 làm bầu không khí lớp học trở nên sôi động hơn. Khi tình huống kết thúc, thay vì chủ động kết luận, cô giáo đã dành thời gian để các bạn chủ động trao đổi và đưa ra các quan điểm của mình. “Không có quan điểm đúng hay quan điểm sai, mỗi góc nhìn đều cần được tôn trọng và thấu hiểu rõ ràng”. Khác với những bộ môn khác, tiết học Phát triển kỹ năng là nơi các con mở rộng trải nghiệm và kỹ năng của mình. Vậy nên, sự trao đổi, phản biện giữa các cá nhân là cần thiết và hợp lý. Mọi quan điểm và góc nhìn dù của giáo viên hay học sinh đều được hoan nghênh và lắng nghe để tìm tới một kết luận chung. Điều này cũng giảm thiểu tối đa “độ ì” trong tư duy của các bạn nhỏ và không gây ra cảm giác nhàm chán trong tiết học.

Thông qua các tình huống và câu hỏi do cô giáo đặt ra, các bạn nhỏ chủ động tương tác với nhau để kết luận bài học


3. Tương tác hai chiều - “Điểm chốt” khơi gợi hứng thú trong học sinh

Các cơ hội đặt câu hỏi và phản biện của giáo viên và học sinh trong tiết học Phát triển kỹ năng của trường Tiểu học Wellspring là như nhau. Với sự tương tác diễn ra linh hoạt từ hai phía, cả cô và trò đều chủ động tư duy và đưa ra các dẫn chứng để làm luận điểm của mình trở nên vững chắc. Một trong số đó là quy tắc về “thiết lập vòng tròn an toàn”. Càng nhiều sự trao đổi, càng nhiều hứng thú tìm tòi dẫn chứng và càng nhiều các kết luận tiềm năng được đưa ra. Các WISHers vì vậy trở nên hoàn toàn tự chủ trong tư duy kiến thức và chủ động nghiên cứu, tìm tòi tri thức.


4. “Trạm học tập” - Khi WISHers học cách cân bằng quan điểm riêng-chung

Là hoạt động được triển khai trong bộ môn Phát triển kỹ năng từ đầu năm học này, theo cô Phương Thảo - Giáo viên bộ môn Phát triển Kỹ năng tại trường Tiểu học Wellspring: ““Trạm học tập” là một mô hình học tập của phương pháp Blended Learning (Học tập kết hợp) vô cùng quen thuộc tại Wellspring. Đây là cách dạy học nhấn mạnh vào khả năng làm việc độc lập của các nhóm, tăng tinh thần đoàn kết. Qua đó bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề, năng lực học tập hợp tác của từng cá nhân trong môi trường tập thể”. Với hình thức giải quyết kiến thức xoay vòng tại từng “Trạm học tập” với những yêu cầu riêng biệt, cơ hội phát triển khả năng giải quyết vấn đề với mỗi học sinh, mỗi nhóm là như nhau. Không chỉ mang tới nhiều ích lợi về phát triển kỹ năng nhóm trong học sinh mà mỗi cá nhân đều cần tìm cách bày tỏ góc nhìn để thuyết phục các bạn trong nhóm. Từ đó, các WISHers thấu hiểu chủ đề bài học sâu sắc hơn và tích lũy nhiều cách thức đa dạng trong tiếp cận và giải quyết vấn đề.

 
 


Không chỉ có tiết học Phát triển kỹ năng mà mỗi môn học tại trường Tiểu học Wellspring đều là khoảng thời gian học tập tràn đầy niềm vui và hiệu quả trong sự gắn kết giữa các học trò nhỏ và thầy cô dựa trên nguyên tắc tôn trọng và sẵn sàng “trao quyền” một cách phù hợp. 

 

Khi phát triển trong một môi trường học tập thoải mái và tràn đầy cảm hứng tích cực, chính các WISHers sẽ sẵn sàng bộc lộ các tiềm năng không giới hạn của bản thân và kiên cường khôn lớn.