Loading...

7 hoạt động cần thực hiện hàng ngày để GenZ duy trì sức khỏe tinh thần khỏe mạnh

Tại Hội thảo “GenZ: Tâm lý vững vàng, sẵn sàng làm chủ” do trường PTSNLC Wellspring tổ chức vào ngày 12/02/2022, Thạc sĩ Tâm lý học - chuyên gia Phương Ngoài Nga đã giới thiệu mô hình tích hợp 7 hoạt động cần thực hiện ngày hàng ngày để GenZ duy trì sức khỏe tinh thần khỏe mạnh.
 
Mở đầu hội thảo, chuyên gia Hoài Nga đề cập những số liệu từ một báo cáo năm 2014 liên quan đến sức khỏe tinh thần ở trẻ em và vị thành niên.
  • 8 - 29% trẻ em và vị thành niên mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần
  • 12% (3 triệu) trẻ em có nhu cần cần sử dụng dịch vụ sức khỏe tinh thần

Điều này cho thấy mức độ phổ biến của thế hệ Z đang gặp phải các vấn đề sức khỏe tinh thần trong thời đại số rất đáng được quan tâm.


Theo WHO, sức khỏe tinh thần được hiểu không chỉ là không có các vấn đề liên quan đến rối nhiễu, bệnh lý liên quan đến tâm lý hoặc tinh thần/tâm thần. Mà nó còn là sự cân bằng của một con người liên quan đến sự thoải mái, sự tự tin, khả năng có thể hiểu - phát triển bản thân trong nhiều lĩnh vực sống cũng như các mối quan hệ.

Như vậy, sức khỏe tinh thần khỏe mạnh là một trạng thái cân bằng giữa bên trong một con người đối với môi trường. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này. Có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất.

Cô Hoài Nga cho biết, xét về các yếu tố liên quan đến sức khỏe tinh thần không thể bỏ qua 2 khía cạnh của vấn đề là: trải nghiệm sống (gắn nhiều đến các bối cảnh xã hội), yếu tố sinh hoạt và gen di truyền. Một yếu tố rất quan trọng đối với các bạn học sinh vị thành niên (trong giai đoạn phải đối mặt với nhiều thay đổi lớn) là tính dễ bị tổn thương/nhạy cảm.

Để nhận biết con có đang gặp vấn đề sức khỏe tinh thần, trong tâm lý học có chia làm 2 nhóm dấu hiệu:

  • Về mặt thể chất (các bệnh lý cơ thể) 
  • Sự bất thường trong suy nghĩ, cảm xúc, hành vi 

Những dấu hiệu bất thường diễn ra thường xuyên trong một khoảng liên tiếp gần nhất.

Cô Kiều Trang - Hiệu phó trường THCS Wellspring phụ trách chương trình Phát triển toàn diện cũng nhấn mạnh một vài điểm cần lưu ý nổi bật về sự khác biệt giữa các bạn học sinh nam và học sinh nữ. Từ đó, cha mẹ có quan sát và đánh giá đúng nhất về những dấu hiệu cho thấy con đang gặp vấn đề sức khỏe tinh thần.

Đặc biệt, trong buổi Hội thảo, các diễn giả cùng phụ huynh đã trao đổi những giải pháp để cha mẹ đồng hành cùng duy trì sức khỏe tinh thần khỏe mạnh.

Cô Hoài Nga đã giới thiệu mô hình “The Healthy Mind Platter" (Chế độ “ăn kiêng” khỏe mạnh cho tâm trí) của Tiến sĩ Daniel J. Siegle Giáo sư lâm sàng ngành Tâm thần học ở trường Y UCLA, Hoa Kỳ cùng các cộng sự. Đây là một công thức thực hiện quá trình tích hợp 7 hoạt động hàng ngày để tạo nên một thực đơn đầy đủ giàu “dưỡng chất tinh thần” mà não bộ và các mối quan hệ của bạn cần để hoạt động tốt nhất. 

Thời gian tập trung: Khoảng thời gian dài (lâu) để con “đắm chìm” vào một hoạt động mà con yêu thích.

Thời gian thể chất: Khoảng thời gian để vận động, thể dục thể thao. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để giúp con người lấy lại được sự tập trung, nhạy bén trực giác, cân bằng và bình tĩnh.

Thời gian kết nối: Thời gian tương tác với những người xung quanh (bạn bè, thầy cô, gia đình). Dù thời gian kết nối ngắn hay dài, điều quan trọng nhất là: sự chú tâm và sự trọn vẹn. Những thứ ảnh hưởng đến sự kết nối phải được dừng lại.

Thời gian với chính mình: Có thể chỉ cần 15-30 phút để thực sự thư giãn, tập trung lắng nghe những cảm xúc, cảm nhận dòng chảy của những suy nghĩ về các dự định, ước mơ. 

Thời gian chơi: Có thể ứng với thời gian giải trí, nhưng hãy tạo ra các trò chơi mới mẻ trong thế giới tư duy của chính mình. Đây là khoảng thời gian tuyệt vời để phát triển về mặt tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy trừu tượng. 

Thời gian nghỉ ngơi: Khi phần não quá tải công suất, thì khoảng thời gian này là để não được nghỉ ngơi, thư giãn và nạp thêm năng lượng. 

Thời gian ngủ: Thời gian ngủ liền mạch thực sự có tác dụng để não 'tẩy gội' những cảm xúc tiêu cực không tốt, để trả lại một thái độ tích cực và vui vẻ hơn. Vì thế, hãy sắp xếp một giấc ngủ đêm từ 8-10 tiếng. 

 

Bên cạnh đó, hội thảo cũng mang đến nhiều thông tin hữu ích như:

Bí quyết để con nhanh chóng hòa nhập khi trở lại trường sau thời gian dài học online tại nhà: cha mẹ cùng con thiết lập thời gian biểu gần nhất với thời gian sinh hoạt tại trường. Con cần có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt thể chất và tinh thần.

Cha mẹ không nên quá căng thẳng để vô tình tạo nên những áp lực, khoảng cách khi con từ chối kết nối cùng gia đình. Cha mẹ cần kiên nhẫn và bằng tình yêu thương để theo dõi và “chờ” những thời điểm con mở lòng để nắm lấy cơ hội giao tiếp với con.

Thiết lập/tổ chức và duy trì hoạt động sinh hoạt chung trong gia đình vào những giờ cố định. Những giờ sinh hoạt chung của gia đình không mang tính miễn cưỡng hay “ngồi cùng nhau nhưng không nói chuyện với nhau”. Những cuộc hội thoại thực sự trong gia đình như cùng xem một bộ phim, cùng trao đổi một vấn đề (bàn về một món ăn..), cùng đi đâu đó… Cha mẹ sẽ nhanh chóng kết nối được với con cái.

Thế hệ Z sinh ra và lớn lên trong sự bùng nổ thế giới công nghệ. Các thiết bị công nghệ được xem là oxy, hơi thở của các bạn trẻ. Chính vì vậy, các bạn tiếp xúc các thiết bị công nghệ nhanh và đa chức năng hơn như là giải trí, kết nối chứ không chỉ là để học. Cô Hoài Nga đã chia sẻ đến cha mẹ việc hướng dẫn con tạo thói quen, cách phân tách chức năng sử dụng máy trong các khoảng thời gian khác nhau.
 


 

Vai trò quan trọng của trường học trong việc phối hợp cùng cha mẹ đồng hành cùng con duy trì sức khỏe tinh thần khỏe mạnh. 

Tại trường PTSNLC Wellspring nói chung và THCS Wellspring nói riêng, Nhà trường chú trọng các hoạt động để duy trì tâm lý, tinh thần khỏe mạnh ở học sinh. Bên cạnh đó là các hoạt động phối hợp cùng cha mẹ trong hành trình giáo dục con.

Theo cô Cô Đinh Thị Kiều Trang - Hiệu phó trường THCS Wellspring, phụ trách chương trình Phát triển toàn diện cho biết, Chương trình giáo dục cảm xúc và xã hội (SEL) là một định hướng quan trọng trong công tác giáo dục học sinh của trường THCS nhằm rèn luyện, phát triển các năng lực quan trọng của HS thế hệ Gen Z - Những công dân của thế kỷ XXI.

Với các năng lực cơ bản: tự nhận thức, tự quản lý hay ra quyết định có trách nhiệm,...  Wellspring đã thiết kế các hoạt động dành riêng cho HS THCS như: Workshop - Định hướng bản thân - Tôi là ai?; Tìm hiểu nghề nghiệp trong tương lai; các giờ Sinh hoạt lớp theo chủ đề: An toàn mạng, Thiết lập mục tiêu, Tôi tôn trọng....  Học sinh cũng được phiêu du với những cung bậc cảm xúc khác nhau trong giờ Wellspring on Air (RADIO) với các chủ đề hữu ích như: Thấu cảm, Thế giới ảo - Cuộc sống thật, Wishers Văn minh, Người phụ nữ tôi yêu...  

Thông qua các hoạt động giáo dục cảm xúc và xã hội, học sinh từng bước làm chủ cảm xúc, duy trì sức khỏe tinh thần vững mạnh, nuôi dưỡng lòng nhân ái và định hình mình trở thành người hữu ích.