Loading...

Thầy trò Hà Nội ứng dụng công nghệ thông tin để 'mở rộng không gian lớp học'


(VTC News) -Trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring (PTSNLC Wellspring) vừa tổ chức Ngày hội Giáo viên Sáng tạo (WITEACH) với chủ đề “Master the change in Education”.

Cuộc thi gồm 3 hạng mục: Tiết học kết hợp, Môi trường sáng tạo và Không gian kết nối. Cuộc thi thu hút giáo viên hai trường PTSNLC Wellspring và trường Phổng thông Liên cấp Edison (PTLC Edison) với hơn 100 dự án giáo dục. Trong đó, có 63 dự án xuất sắc được lựa chọn vào chung kết diễn ra ngày 17/4/2021.

Cuộc thi hướng đến hai tiêu chí: Làm chủ công nghệ và Tạo ra sự thay đổi. Theo đó, giáo viên và học sinh ứng dụng sáng tạo và hiệu quả các công cụ công nghệ thông tin (CNTT) vào trong tất cả các hoạt động giáo dục. Với quan điểm “học sinh là trung tâm, giáo viên là người định hướng và tạo ra sự thay đổi”; thông qua phương pháp Blended Learning, học sinh được trao quyền tự chủ - tự do sáng tạo học tập ở mức độ cao nhất.

Học sinh là người tạo ra sản phẩm giáo dục giá trị

Xuất phát từ những khó khăn mà học sinh lớp 6 gặp phải khi chuyển từ trường Tiểu học lên THCS và ở lứa tuổi dậy thì, dự án “Be kind to yourself” được lên kế hoạch và thực hiện bởi các giáo viên chủ nhiệm khối 6.

Thông qua dự án, thầy cô mong muốn làm chủ cảm xúc cũng là cách để học sinh tăng khả năng tập trung, quản lý căng thẳng và tự chăm sóc bản thân, hợp tác tốt với mọi người cũng như chấp nhận các góp ý.

Do thời gian dành cho giáo viên chủ nhiệm ở trên lớp không nhiều, phương pháp Blended Learning (kết hợp ON – OFF – ON) được tận dụng tối đa trong việc giáo viên lên ý tưởng, triển khai dự án. Bên cạnh đó, các công cụ như Teams, Google Classroom, Ck12.org... giúp giáo viên mở rộng không gian, thời gian của lớp học.

Thầy trò Hà Nội ứng dụng công nghệ thông tin để 'mở rộng không gian lớp học' - 1
Học sinh chủ động mở rộng kiến thức qua hoạt động online.

Giai đoạn chuẩn bị được tổ chức online: học sinh học các kiến thức về các ứng dụng CNTT. Giai đoạn khám phá được tổ chức online: học sinh được làm trắc nghiệm tâm lý EYSENCK để khám phá bản thân.

Giai đoạn trải nghiệm được tiến hành kết hợp hình thức online và offline: học sinh được trải nghiệm, chia sẻ về 4 chủ đề “Nhận thức cảm xúc”, “Quản lý cảm xúc”, “Thấu cảm”, “Giải quyết xung đột”.

Ở giai đoạn bứt tốc được kết hợp hình thức online và offline: học sinh tạo ra các sản phẩm (poster, video,..) và chia sẻ với những người khác.

Giai đoạn về đích kết hợp hình thức online và offline: Chia sẻ, thường xuyên luyện tập, quản lý tốt cảm xúc của mình. Học sinh sẽ chính là người có thể chia sẻ những câu chuyện thực tế, những kiến thức về trí tuệ cảm xúc

Như vậy, trong quá trình thực hiện dự án, học sinh không chỉ đóng vai trò là người tham gia, trải nghiệm các dự án mà còn là người tạo ra các sản phẩm có giá trị truyền thông (mỗi bạn học sinh đảm nhiệm một vai trò: người lên kế hoạch, người triển khai hoạt động, người chia sẻ với những người xung quanh…). Từ những kiến thức, kĩ năng đã được học, học sinh có thể sáng tạo, lên ý tưởng các dự án tương tự về trí tuệ cảm xúc, tư vấn cho các em học sinh khối 6 năm học 2021-2022.

Dự án “Be kind to yourself” đã xuất sắc đạt giải Nhất hạng mục Không gian kết nối tại cuộc thi.

Thầy trò Hà Nội ứng dụng công nghệ thông tin để 'mở rộng không gian lớp học' - 2
“Be kind to yourself” - Dự án Giải Nhất hạng mục Không gian kết nối.

Học sinh được trao quyền “tự chủ” 

Dự án Sinh học “GMOs & sự lựa chọn của chúng ta" do các thầy cô Tổ Hóa Sinh - Trường THCS Wellspring thực hiện. Với dự án, học sinh được trải nghiệm vấn đề vô cùng thực tiễn về thực phẩm biến đổi gen, những nguyên nhân tạo ra thực phẩm biến đổi gen. Nội dung dự án được thiết kế liên môn cùng nội dung Phân bón của môn Hóa học 9.

Một điểm đặc biệt của dự án đó là không chỉ bó hẹp trong các kiến thức khoa học, dự án được xây dựng thành một buổi triển lãm nghệ thuật cùng chủ đề với các sản phẩm tranh, ảnh, điêu khắc,... giúp học sinh làm quen với hình thức nghệ thuật dựa trên khoa học đời sống (The Art of Science). Bên cạnh đó, học sinh tham gia hội thảo mô phỏng MUN chủ đề về “GMO - Sự phát triển bền vững” để bày tỏ quan điểm, lập trường về việc “Ủng hộ/ Phản đối việc phát triển và sử dụng thực phẩm biến đổi gen trong tương lai”.

Để thực hiện được điều đó, học sinh phải nghiên cứu kiến thức về GMO, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội - chính trị, mối quan hệ giữa các quốc gia nằm trong tổ chức FAO cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên toàn cầu (đặc biệt là kĩ thuật gen trong nông nghiệp). Các bạn phải đặt mình trong nhiều khía cạnh để tìm hiểu về GMO (từ cá nhân, doanh nghiệp, người nông dân, chính phủ (Bộ Nông nghiệp), nhà nghiên cứu, ….) để có một cái nhìn tổng quát.

Dự án Sinh học “GMOs & sự lựa chọn của chúng ta" giành giải Nhất hạng mục Môi trường Sáng tạo.

Thầy trò Hà Nội ứng dụng công nghệ thông tin để 'mở rộng không gian lớp học' - 3
Phương pháp Blended Learning đảm bảo việc giáo viên tương tác với học sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án bao gồm cả online và offline.

Phương pháp Blended Learning đảm bảo việc giáo viên tương tác với học sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án bao gồm cả online và offline. Quá trình trao đổi online giữa thầy - trò là cơ sở cho những hoạt động học tập offline hiệu quả hơn. Học sinh chủ động tìm hiểu, mở rộng kiến thức qua các hoạt động online và dành thời gian thảo luận, chia sẻ, tranh luận qua các hoạt động offline.

Mặc dù là một cuộc thi dành cho giáo viên nhưng mục tiêu hướng đến chính là “người học”. Nhiều dự án, học sinh trở thành “đồng tác giả”, thực hiện dự án cùng giáo viên. Ở mỗi dự án, học sinh được trang bị những kiến thức cụ thể khác nhau, năng lực cụ thể khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất mà học sinh học được là cách giải quyết các vấn đề của thực tế, chủ động đưa ra những ý kiến và đóng góp vào việc thực hiện triển khai hoạt động đó…

Đây là cơ hội để học sinh rèn luyện và phát triển các năng lực chủ động: năng lực chủ động giải quyết vấn đề, năng lực chủ động hợp tác và năng lực sử dụng công nghệ thông tin hiệu quả… Tất cả đều là những năng lực cần thiết của công dân thế kỉ XXI.

Việc tổ chức các cuộc thi này trong nhà trường phải có tính chất thường xuyên, liên tục để thầy cô và học sinh chuyển từ nhận thức sáng tạo thành hành động sáng tạo, từ hành động thành thói quen, từ thói quen sáng tạo ấy sẽ lan tỏa thành những giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tiếp nối thành công của Cuộc thi Giáo viên sáng tạo từ năm học 2017 – 2018 tới nay, đồng thời khẳng định sứ mệnh tiên phong của ngôi trường duy nhất đạt danh hiệu “Trường học tích cực đổi mới sáng tạo năm học 2019 – 2020”, Ban giám hiệu Trường Trung học Wellspring tiếp tục phát động cuộc thi “Giáo viên sáng tạo năm học 2020 – 2021” (WITEACH 2020 - 2021) với chủ đề “MASTER THE CHANGE IN EDUCATION” tới toàn thể giáo viên trường PTSNLC Wellspring và trường PTLC Edison.

Với thông điệp “Blended Learning - Chìa khóa cho sự thành công”, các sản phẩm tham gia cuộc thi WITEACH 2020 – 2021 khuyến khích giáo viên và học sinh tương tác, giao tiếp và hợp tác; giải quyết được các vấn đề thực tế của cuộc sống và đưa ra các sáng kiến đổi mới sáng tạo; các kiến thức, công nghệ ứng dụng đa dạng và linh hoạt - áp dụng phù hợp; giáo viên trao quyền tự chủ, tự do học tập và sáng tạo cho học sinh.

Với 3 nội dung chính Tiết dạy tích cực (Tiểu học)/ Lớp học kết hợp (Trung học), Không gian kết nối và Môi trường sáng tạo, cuộc thi WIITEACH 2020-2021 đã đem tới những trải nghiệm dạy - học đầy hấp dẫn đối với thầy và trò trường PTSNLC Wellspring và Trung học Edison. Với hơn 100 sản phẩm dự thi, Ban Tổ chức đã cân nhắc kỹ lưỡng để chọn ra 63 sản phẩm xuất sắc vào Chung kết diễn ra vào ngày 17/4/2021.

Hơn 400 giáo viên và học sinh cùng các chuyên gia Giáo dục đã hội tụ về Chung kết cuộc thi “Giáo viên sáng tạo năm học 2020 – 2021” (WITEACH) với chủ đề “Master the Change in Education”.