Loading...

Những giáo viên WITEACH tâm huyết, giàu sáng tạo

Kết thúc một năm học vất vả với cả thầy và trò khi phải luân phiên học trực tiếp và trực tuyến. Thế nhưng, chính trong hoàn cảnh khó khăn ấy, các thầy cô giáo đã có nhiều sáng tạo trong cả giáo trình, nội dung, phương pháp học để chất lượng bài học của học sinh được đảm bảo nhất. Chuyên mục Sắc màu cuộc sống hôm nay, mời quý vị cùng gặp gỡ những giáo viên tâm huyết, nhiệt thành và giàu sáng tạo ấy: Những nhà giáo Thủ đô tâm huyết giàu sáng tạo.
 


 
Mong muốn học sinh được trở về với truyền thống thống văn hóa của dân tộc, các giáo viên Tổ Ngữ văn và Khoa học xã hội, trưởng THPT Wellspring đã thiết kế lại chương trình môn học để học sinh được tìm hiểu về văn hóa Việt Nam trên các phương diện: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Theo đó, học sinh sẽ được học theo từng chủ đề riêng Lễ hội, Lễ tết, Tang ma cưới hỏi, Nghi lễ, truyền thống chữ hiếu trong gia đình.. Mỗi chủ đề tương ứng với thời gian học từ 3 đến 6 tuần lễ. Cô Trịnh Phương Dung cho biết, các em học sinh khá hào hứng với các tiết học chuyên đề này.

"Các con tỏ ra khá hào hứng khi được học chương trình làm mới hoàn toàn, nhất là những vấn đề này rất gần gũi, thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Các con hiểu được gốc rễ của những phong tục mà hàng ngày các con vẫn trải qua. Bên cạnh đó, các con được tự do thể hiện những sản phẩm bằng sáng tạo riêng của bản thân mình. Để làm được điều đó, thay vì giảng những nội dung có sẵn trong sách giáo khoa thì chúng tôi phải cấu trúc lại toàn bộ, từ việc lựa chọn chủ đề, xây dựng giáo án đề mô, sau đó là lấy ý kiến học sinh để lên được lịch trình giảng dạy tốt nhất theo mong muốn của các con." - Cô Phương Dung chia sẻ.
Gian trưng bày sản phẩm dự án Văn hóa Việt của nhóm giáo viên Tổ bộ môn Văn - Sử - Địa trường THPT Wellspring.
Dự án đạt giải Nhì hạng mục Chuyên đề kết hợp tại Cuộc thi.

Với những học sinh lớp 12 cuối cấp thì việc học trực tuyến kéo dài nhân lên rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng tâm lý và v xét chọn ngành nghề thích hợp cho việc thi đại học. Đây cũng là lý do cô Lê Thị Phương Thảo giành rất nhiều tâm huyết cho dự án “Chọn nghề cùng Gen Z” đang áp dụng tại trường THPT Wellspring Hà Nội. Dự án giúp các bạn học sinh lớp 12 chủ động chọn được ngành nghề và trường đại học phù hợp với bản thân; xây dựng 1 hệ sinh thái và cộng đồng giúp hỗ trợ các bạn học sinh hướng nghiệp 1 cách toàn diện; lan tỏa và tạo cơ hội được tiếp cận với hướng nghiệp cho các bạn học sinh ở các trường còn hạn chế trong công tác hướng nghiệp. Để làm điều đó, cô Lê Thị Phương Thảo đã cho các con làm các bài test, tư vấn riêng, tìm hiểu ngành nghề qua những chia sẻ của chuyên gia và phát triển các kỹ năng theo đuổi nghề nghiệp.

"Trải qua công tác hướng nghiệp, các bạn lựa chọn được những ngành nghề của mình cũng như lựa chọn những trường đại học phù hợp thì trên cơ sở ấy các bạn cũng như phụ huynh, sẽ là người chia sẻ sâu hơn các ngành nghề. Trên cơ sở ấy giúp học sinh có được định hướng chọn ngành đến việc chọn trường đại học phù hợp với bản thân mình. Ngoài ra học sinh cũng tự xây dựng được một kho các dữ liệu liên quan đến hướng nghiệp, bao gồm thông tin về các ngành nghề." - Cô Phương Thảo chia sẻ.

 
Dự án Chọn nghề cùng GenZ của nhóm giáo viên chủ nhiệm khối 12 trường THPT Wellspring đạt giải Nhất hạng mục Không gian Kết nối

Em Triệu Lê An Vy cho biết, những thông tin hướng nghiệp đăng tải trên web vừa chi tiết, cụ thể lại dễ tìm kiếm, giúp ích rất nhiều cho học sinh trong chọn trường, chọn nghề: Các thông tin trở nên bắt mắt, dễ nhìn dễ hiểu hơn và dễ tìm kiếm thông tin hơn. Khi ấn vào website có chương trình học đấy thì vào mục chương trình học của bọn con xem trong ấy có gì. Các bạn cũng có thể tìm hiểu một chút phương pháp học để học tập hiệu quả hơn và thi đỗ vào trường mình mong muốn.

Với những học sinh tiểu học, các thầy cô giáo trường Phổ thông liên cấp Edison lại thêm nhiều kỹ năng tương tác, tổ chức các trò chơi ngắn trong lớp học để các con chủ động tham gia bài giảng hơn. Thầy Nghiêm Xuân Vượng giáo viên Robotic trường Edison giới thiệu về dự án Giải cứu sinh vật biển đang được nhiều học sinh lớp 4 tham gia: "Những loài sinh vật biển đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Nhận thức của mọi người vẫn hạn chế nên dự án hướng đến việc cho học sinh hiểu tầm quan trọng của các loài sinh vật biển, lan toả đến cộng đồng các loài sinh vật biển nào đang bị tiệt chủng và cho các bạn ấy tìm ra những giải pháp để giúp đỡ các loài sinh vật biển ấy."

Các dự án sáng tạo của giáo viên cho học sinh cơ hội được trải nghiệm những thiết bị điện tử mới và sử dụng những kiến thức, kỹ năng và óc sáng tạo của mình để thiết kế, chế tạo những mô hình có tính ứng dụng cao giải quyết thực trạng này. PGS.TS Nguyễn Thuý Hồng, Nguyên Phó cục trưởng cục nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi giáo viên sáng tạo trên nền tàng công nghệ thông tin – Bộ Giáo dục đào tạo cho rằng: "Các giáo viên có rất nhiều thay đổi để tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, tự chủ, và họ hình thành phẩm chất năng lực theo các mục tiêu bài học. Tôi rất ngạc nhiên là giáo viên không chỉ sử dụng tốt microsoft, ứng dụng zalo, google, facebook rồi tạo web, ứng dụng những multimedia để tạo các sản phẩm phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn. Mỗi sáng tạo của giáo viên không chỉ khiến bài học trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn tác động tích cực đến học sinh, nhà trường, phụ huynh, và hướng tới chương trình giáo dục mới hấp dẫn hơn."

 
PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng -  nguyên Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trưởng BTC Cuộc thi Giáo viên Sáng tạo trên Nền tảng CNTT của Bộ GD&ĐT giữ vai trò Ban Giám Khảo khách mời tại Ngày hội Giáo viên Sáng tạo

Mời Quý Phụ huynh và các em học sinh lắng nghe chuyên mục Xã hội Chuyển động của VOV1 tại đây: 
https://vov1.vov.gov.vn/xa-hoi-chuyen-dong/nhung-giao-vien-witeach-tam-huyet-giau-sang-tao-2452022-c129-84942.aspx