Loading...

GROWTH MINDSET (Tư duy cầu tiến) vs FIXED MINDSET (Tư duy đóng) - Tư duy nào phù hợp với Học sinh Khối 5 chuẩn bị chuyển cấp?

Buổi trao đổi, thảo luận, chia sẻ trực tiếp giữa WISHers K5 với thầy cô của Khoa Quốc tế và thầy cô của Tổ Kỹ năng - Trường Tiểu học Wellspring thuộc dự án phát triển toàn diện “I am awesome!”, gợi mở một không gian tìm tòi về tư duy. Tại đây, các con học sinh được chia sẻ câu chuyện, quan điểm của bản thân và lắng nghe, tư duy về quan điểm, góc nhìn của những thành viên khác bao gồm cả các bạn đồng trang lứa và thầy cô về hai khái niệm Growth Mindset (Tư duy cầu tiến) và Fixed Mindset (Tư duy đóng).
 
 

Là những “anh chị lớn” cuối cấp của Trường Tiểu học Wellspring, các WISHers Khối 5 hiểu rằng: Môi trường học tập cấp THCS sẽ mang đến nhiều thách thức và thay đổi. Để chuẩn bị vững vàng cho chặng đường kế tiếp, bên cạnh việc tích lũy kiến thức mới thì việc phát triển các kỹ năng mềm là điều vô cùng quan trọng. Trong đó, không thể thiếu việc phát triển một tư duy học tập hiệu quả. Đó là nền tảng vững chắc để phát huy các kỹ năng khác và tiếp thu những kiến thức mới về sau.

Buổi trao đổi, thảo luận, chia sẻ trực tiếp giữa WISHers K5 với thầy cô của Khoa Quốc tế và thầy cô của Tổ Kỹ năng - Trường Tiểu học Wellspring thuộc dự án phát triển toàn diện “I am awesome!”, gợi mở một không gian tìm tòi về tư duy. Tại đây, các con học sinh được chia sẻ câu chuyện, quan điểm của bản thân và lắng nghe, tư duy về quan điểm, góc nhìn của những thành viên khác bao gồm cả các bạn đồng trang lứa và thầy cô về hai khái niệm Growth Mindset (Tư duy cầu tiến)Fixed Mindset (Tư duy đóng).

Mở đầu buổi chia sẻ là những bài thuyết trình ngắn của đại diện các lớp Khối 5 về 3 chủ đề: “What is Growth Mindset?” (Tư duy cầu tiến là gì?), “Learning from mistakes” (Học từ việc mắc lỗi)“How we overcome our challenges” (Cách chúng mình vượt qua thử thách) để gợi mở đa dạng góc nhìn từ những thành viên tham gia. Sau màn warm-up đầy hào hứng với nhiều quan điểm được đưa ra “Growth mindset is not giving up. And fixed mindset is always giving up” (Tư duy cầu tiến sẽ không bỏ cuộc. Tư duy đóng sẽ bỏ cuộc vì nghĩ mình không làm được) hay “A growth mindset is you feel more confident, more helpful, more focusing” (Tư duy cầu tiến giúp bản thân thêm tự tin, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và tập trung vào các mục tiêu của bản thân), các con học sinh đã tựu chung lại được: “Growth Mindset = Thrive on challenges” (Tư duy cầu tiến = Hứng thú với thách thức) hay “Growth Mindset = don’t see failure as a way to describe yourself” (Tư duy cầu tiến = không định nghĩa bản thân bởi thất bại của mình) hay suy nghĩ để đưa ra những sự so sánh giữa Growth Mindset và Fixed Mindset để hiểu kỹ hơn về sự khác biệt giữa hai loại tư duy này. Qua đó, nhận thức rõ về loại tư duy của bản thân và khám phá hướng phát triển tiềm năng cho nó.


Điều đặc biệt của buổi chia sẻ là các thầy cô luôn phát triển chủ đề thảo luận dưới dạng câu hỏi và học sinh được hoàn toàn hoan nghênh và tự do đưa ra các luận điểm của mình với mục tiêu sau cùng là sự chủ động nhận thức và đưa ra giải pháp từ chính các bạn học sinh. 

Tiếp cận chủ đề với những sự vật quen thuộc để khơi gợi sự liên tưởng, cô Hannah và thầy Michael sử dụng những định nghĩa thú vị và sống động hơn để đề cập về Growth Mindset và Fixed Mindset. Đó là “Rock brain” và “Playdoh brain” từ sự liên tưởng về tính chất với 2 sự vật gần gũi “Rock” (Sỏi đá) và Clay (Đất nặn). Điều này giúp các bạn dễ hình dung và hứng thú trao đổi hơn.


Bên cạnh đó, thầy cô cũng gợi nhắc và trao đổi với học sinh về tầm quan trọng của từ “YET” (có thể hiểu là sự nhận thức giữa việc CHƯA làm được và việc KHÔNG làm được)


Hay giúp các con học sinh được thể hiện quan điểm của mình thông qua những mệnh đề phủ định như:

“Instead of… THIS IS SO HARD”

“Instead of… MISTAKES ARE BAD”

“Instead of… IT’S GOOD ENOUGH”


Trong màn trao đổi hào hứng, rất nhiều bạn đồng ý câu trả lời “Instead of saying THIS IS SO HARD, we can say THIS IS A CHALLENGE AND WE CAN LEARN FROM IT” (Thay vì cho rằng điều gì là quá khó, con có thể coi nó là thử thách và nhận lại những bài học bổ ích) hay “Instead of saying MISTAKES ARE BAD, we can say WE CAN LEARN FROM THESE MISTAKES” (Thay vì cho rằng việc mắc lỗi rất tệ hại, con có thể học cách sửa sai), “Instead of saying IT’S GOOD ENOUGH”, nhiều bạn cho rằng “WE CAN PRACTICE TO BE BETTER” (Thay vì cho rằng mình làm vậy là tốt rồi, con có thể trau dồi và hoàn thiện hơn).

Sau cùng, để thẩm thấu và định hình sâu hơn thông tin về các loại tư duy được trao đổi, các WISHers K5 đã thực hiện những bài Small Quiz để nhận biết tư duy của chính mình. Từ đó, phát triển các cách thức làm việc hiệu quả với nó, và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết cho cấp học mới trước khi kết thúc năm học cuối cùng tại môi trường Tiểu học.


Cùng xem thêm những sản phẩm posters tràn đầy cảm hứng, thể hiện quan điểm của các WISHers tại đây: https://padlet.com/anhphamthiphuong/d4f417qpp6ll34rk