Loading...

Những tips dạy học online

Với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm hay, những sáng tạo dù nhỏ - nhưng ý nghĩa trong quá trình dạy học, series “Những tips dạy học online” của Giáo viên Wellspring  hy vọng lan tỏa và hữu ích đối với các đồng nghiệp, các em học sinh và Phụ huynh quan tâm.

Tất nhiên không có công cụ dạy học nào là “vừa vặn”, “toàn năng”, nhưng hy vọng những chia sẻ này sẽ là gợi ý hay cho thầy cô đồng nghiệp và học sinh ở một thời điểm nào đó – dù chúng ta có học online hay không.

Bài 2: Đừng đưa hết những gì chúng ta có vào bài giảng

Chia sẻ của cô Hoàng Minh - Hiệu phó chuyên môn – Tổ trưởng tổ Toán trường THPT Wellspring

Tip 1. Giáo viên chủ động bắt đầu cuộc gọi

Giáo viên nên chủ động bắt đầu cuộc gọi trước 5-7 phút, không nên để học sinh tự bắt đầu (học sinh có thể bắt đầu trước do giáo viên đã lên lịch học trên Teams).

Trong 5-7 phút đó, ngoài việc điểm danh học sinh, giáo viên nên chào hỏi, vui cười cùng học sinh để tạo tâm thế vui vẻ trước khi bắt đầu tiết học, nhắc các con chuẩn bị sẵn sàng vị trí ngồi học và chuẩn bị bật camera để cả lớp chào nhau.

Tip 2. Đừng đưa hết những gì mình có vào bài giảng 

Giáo viên hãy đặt mình vào vị trí của học sinh để có thể thiết kế các hoạt động học tập liên quan đến kiến thức mới hiệu quả. Mọi thứ sẽ trở lên dễ dàng nếu bạn đưa cho học sinh các hình dung rõ ràng, cơ bản về bài học. Học sinh hiểu được bản chất vấn đề là bạn đã thành công tới 80% rồi.

Sự sáng tạo của mỗi học sinh là khác nhau, nhiệm vụ của giáo viên là tạo con đường, tạo cơ hội để học sinh thích thú được thể hiện sự sáng tạo của mình.

Do vậy, đừng đem tất cả kiến thức của mình có vào bài học. Hãy xây dựng kiến thức nền chắc chắn để học sinh có bệ đỡ và cơ sở cho sự tiếp thu những kiến thức sau này và áp dụng vào cuộc sống.

Tip 3. Tăng cường tiếng nói học sinh trong tiết học 

Có nhiều giáo viên yêu cầu học sinh tắt mic trong quá trình học, học sinh chỉ được bật mic khi giáo viên gọi trả lời. Như lớp tôi dạy ít học sinh nên khuyến khích các con bật mic cả buổi học nếu vị trí con ngồi học không có các âm thanh ảnh hưởng tới lớp. Học sinh được tương tác với cô giáo và các bạn trong quá trình học như khi học offline, miễn là các con không nói những chuyện không liên quan.

Tip 4. Vừa trình chiếu bài giảng vừa nhìn thấy học sinh 

Nhiều giáo viên nói với tôi là khi chia sẻ bài giảng thì bị chiếm hết màn hình, không nhìn thấy học sinh tương tác giơ tay hoặc trả lời câu hỏi bằng cách chat trên Teams.

Tôi có 2 cách để các thầy cô vừa giảng dạy bằng bài giảng mà vẫn nhìn thấy học sinh tương tác:

Cách 1. Chọn Upload file trực tiếp mà không phải share màn hình.

Chọn Browse và Upload from my computer. Sau đó chọn file muốn trình chiếu.

Như vậy GV vẫn trình chiếu được bài giảng, vẫn thấy mặt HS cũng như các trao đổi trên nhóm.

Cách 2. Chia sẻ màn hình bài giảng nhưng cần cài đặt trong Powerpoint.

Sau đó thu nhỏ phần trình chiếu lại sẽ nhìn được toàn bộ học sinh:

Tip 5. Tạo website để Phụ huynh học sinh – Giáo viên chủ nhiệm – Học sinh cập nhật thông tin và các hoạt động

Cũng như nhiều giáo viên chủ nhiệm khác, tôi thường xuyên liên lạc và trao đổi thông tin với Phụ huynh học sinh bằng các kênh như email, nhóm chat zalo… và các app theo của nhà trường.

Tuy nhiên, để các thông tin được hệ thống, tập trung và cập nhật, tôi tạo ra một site của lớp bằng google site. Nó giống như một website tập hợp đầy đủ thông tin. Thiết kế đơn giản, giao diện hợp lý. Admin của site là Giáo viên chủ nhiệm và một cán bộ lớp. Phụ huynh học sinh rất thích website này của lớp.