Loading...

Mở rộng môi trường học tập, trải nghiệm thông qua phương pháp Blended Learning

Trong năm học 2020-2021, giáo viên Wellspring áp dụng phương pháp Blended Learning một cách toàn diện vào mọi hoạt động giáo dục của Nhà trường: từ mỗi tiết học tới các chuyên đề, các dự án, hoạt động sự kiện và cả trong công tác chủ nhiệm…

Trong cuộc thi Giáo viên sáng tạo năm học 2020 - 2021, hạng mục “Môi trường sáng tạo” bao gồm các dự án và hoạt động ngoại khóa, thầy cô đã mở rộng môi trường học tập và trải nghiệm để khai thác triệt để năng lực, tố chất và phát huy tối đa sức sáng tạo của mỗi học sinh thông qua phương pháp Blended Learning.

 

Mở rộng môi trường học tập ngoài phạm vi lớp học

Thông qua phương pháp Blended learning, học sinh chủ động thực hiện các hoạt động kết hợp online và offline. Song song với những tiết học tương tác trực tiếp trên lớp, học sinh chủ động trong học tập, kết nối với nhau qua các các ứng dụng công nghệ thông tin tại nhà. Quá trình trao đổi online giữa thầy - trò là cơ sở cho những hoạt động học tập trực tiếp hiệu quả trên lớp.

Dự án Toán “WellMath” của các bạn học sinh lớp 12 diễn ra trong khoảng thời gian trước - trong và sau Tết Nguyên đán là một ví dụ của quá trình trao đổi online và ứng dụng công nghệ hiệu quả. Dự án tập trung vào việc khảo sát, lên kế hoạch, tìm tòi tư liệu và xây dựng một website chuyên về Ứng dụng của Toán học và một phần ôn tập luyện thi dành cho học sinh khối 12. Xét cả về mặt thời lượng, thời điểm và nội dung, dự án đã khai thác triệt để những kỹ năng cần thiết của một học sinh thế kỷ 21 như khả năng tự học, quản lý thời gian, lập kế hoạch, tương tác online, trao đổi làm việc nhóm online, …. Tất cả những kỹ năng đó đã được các bạn học sinh khối 12 thực hiện, làm việc rất nghiêm túc, cẩn thận và phối hợp hiệu quả. 

 

Các WISHers lớp 12 tham gia Dự án Toán “WellMath” 

Khi làm việc nhóm qua online, các bạn học sinh cần phải đảm bảo sự tương tác và ý thức tự giác của mỗi cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Ở thời đại công nghệ thông tin, làm việc nhóm qua các ứng dụng công nghệ chiếm ưu thế và giữ vai trò quan trọng. Các bạn học sinh đã thể hiện rất rõ điều này. 

Mở rộng môi trường học tập với nhiều trường học trên thế giới

Dự án Sinh học “GMOs & sự lựa chọn của chúng ta” dành cho WISHers khối 9 của thầy cô tổ bộ môn Sinh học trường THCS Wellspring với mong muốn các WISHers được trải nghiệm trong một vấn đề vô cùng thực tiễn về Thực phẩm biến đổi gen. Dự án giúp các bạn học sinh hiểu sâu sắc về những nguyên nhân tạo ra Thực phẩm biến đổi gen, nội dung dự án được thiết kế liên môn cùng nội dung Phân bón của môn Hóa học 9. Điểm nổi bật của dự án đó là không chỉ bó hẹp trong các kiến thức khoa học, dự án sẽ được xây dựng 1 buổi triển lãm nghệ thuật cùng chủ đề với các sản phẩm tranh, ảnh, điêu khắc, .... giúp các con làm quen với hình thức nghệ thuật dựa trên khoa học đời sống (The Art of Science). 

 
Trong dự án Sinh học “GMOs & sự lựa chọn của chúng ta", các WISHers tham gia Hội thảo MUN về chủ đề “GMO - Thực phẩm biến đổi gen”
với vai trò là những đại biểu đại diện cho các quốc gia khác nhau trong Liên hợp quốc. 
                    
Các WISHers còn có hoạt động kết nối với các khách mời - công dân tại các Quốc gia khác nhau. Bằng hình thức Blended Learning, các WISHers chuẩn bị trước các nội dung câu hỏi tương tác và thời gian trên lớp, các bạn học sinh kết nối khách mời để trao đổi những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của bài học như:  tìm hiểu xem tại Quốc gia mình đại diện, người dân, Chính phủ quan tâm như thế nào đến chủ đề này. Tại các buổi kết nối, ngoài những câu hỏi chuẩn bị sẵn, WISHers còn được tạo điều kiện trau dồi khả năng tiếng Anh và năng lực giao tiếp khi sẵn sàng chia sẻ, hỏi đáp với khách mời về những vấn đề xung quanh. Lớp 9AB5 liên hệ với 2 khách mời là Ms Olga (đến từ Nga) and Mr Jamie (đến từ Anh) - hai khách mời đã cùng trò chuyện với rất nhiều câu hỏi thú vị. 
Các WISHers giao lưu với các khách mời ở nhiều quốc gia khác nhau

Như vậy, với phương pháp Blended Learning, học sinh có nhiều trải nghiệm học tập hơn và không gian lớp học cũng được mở rộng hơn không chỉ ngoài phạm vi lớp học mà ra cả nhiều trường trên thế giới.

Các yếu tố làm nên một môi trường học tập sáng tạo?

Một môi trường học tập bao giờ cũng bao gồm hai thành tố chính - người dạy và người học. Động lực sáng tạo cần đến từ cả hai đối tượng này nhưng trước hết, động lực và kết quả đều có thể phản ánh rõ nét qua người học.

Thế hệ mà các học sinh sẽ sống, làm việc sau này sẽ thay đổi và phát triển theo cấp số nhân. Nhiệm vụ của các trường học đang dịch chuyển từ trang bị kiến thức truyền thống sang trang bị kỹ năng, bồi dưỡng năng lực tự học suốt đời và niềm say mê tìm tòi khám phá. Để hoàn thành được những sứ mệnh trong thời kỳ mới, bắt buộc phải chuyển dịch cả người dạy và người học từ vai trò “thầy dạy - trò chép” sang vai trò đồng hành - đồng kiến tạo.

Những thành tích mà Wellspring đạt được trong những năm học qua đã khẳng định sự tiên phong trong đổi mới và sáng tạo. Năm học 2019 - 2020, Wellspring là ngôi trường duy nhất đạt danh hiệu
“Trường học tích cực đổi mới sáng tạo” với 9 sản phẩm đã lọt top 50 sản phẩm trên tổng số 1000 bài dự thi chung kết Diễn đàn E2 Việt Nam. 

Witeach 2021 nói chung và nội dung “Môi trường sáng tạo” nói riêng hứa hẹn sẽ mang đến nhiều sản phẩm chất lượng.