Loading...

Làm sao để thầy cô luôn sáng tạo trong mỗi bài giảng?

"Bí quyết để mình luôn có cảm hứng sáng tạo trong mỗi bài giảng là: Lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy - học từ góc nhìn của học sinh. Học sinh không thích nghe nhiều, không thích bị áp đặt nhưng lại dễ dàng tiếp thu kiến thức nếu học sinh được tự mình tìm hiểu kiến thức từ các nhiệm vụ dễ đến khó, được bày tỏ quan điểm và được nhận xét - đánh giá.”
Đó là chia sẻ của cô Đặng Thị Hà (Giáo viên, Tổ trưởng tổ Ngữ Văn trường THCS Wellspring), người xuất sắc giành giải Nhất hạng mục “Lớp học kiến tạo” của cuộc thi Giáo viên Sáng tạo - WITEACH do trường PTSNLC Wellspring tổ chức trong hai năm học liên tiếp (2018-2019 và 2019-2020).

Lấy học sinh là trung tâm: Giáo viên thiết kế các hoạt động dạy - học từ góc nhìn của học sinh 

Bí quyết để mình luôn có cảm hứng sáng tạo trong mỗi bài giảng là: Lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy - học từ góc nhìn của học sinh. Học sinh không thích nghe nhiều, không thích bị áp đặt nhưng lại dễ dàng tiếp thu kiến thức nếu học sinh được tự mình tìm hiểu kiến thức từ các nhiệm vụ dễ đến khó, được bày tỏ quan điểm và được nhận xét - đánh giá.”

Theo cô Đặng Hà, một tiết học được xem là hiệu quả và được học sinh hưởng ứng là khi tiết học đó giúp học sinh thấy được ý nghĩa của bài học trong cuộc sống. Các đơn vị kiến thức không chỉ nằm trên trang giấy mà thực sự giúp học sinh giải quyết được vấn đề trong thực tiễn. Kết thúc bài học, học sinh sẽ trả lời được các câu hỏi như:

- “Con đã thay đổi gì trong suy nghĩ? Vì sao?”

- “Việc con muốn làm nhất sau bài học là gì? Vì sao?”

Chính vì vậy, tiêu chí và cũng là động lực cho nguồn cảm hứng của cô Đặng Hà khi sáng tạo trong mỗi bài giảng chính là học sinh. “Bí quyết để mình luôn có cảm hứng sáng tạo trong mỗi bài giảng là: Lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy - học từ góc nhìn của học sinh. Học sinh không thích nghe nhiều, không thích bị áp đặt nhưng lại vô cùng hứng thú và dễ dàng tiếp thu kiến thức nếu học sinh được tự mình tìm hiểu kiến thức từ các nhiệm vụ dễ đến khó, được bày tỏ quan điểm và được nhận xét - đánh giá. Muốn làm được điều đó, bản thân mình phải luôn quan sát - đánh giá học sinh để lựa chọn những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần có ý thức chủ động làm mới các bài dạy, luôn cập nhật kiến thức chuyên môn cùng phương pháp giảng dạy.” - Cô Đặng Hà chia sẻ.

Khi dạy bài “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9), cô Đặng Hà sử dụng phương pháp dạy học đảo ngược, học sinh được đóng nhiều vai khác nhau như: người tóm tắt thông minh để tóm tắt được nội dung tác phẩm; nhà thiết kế sáng tạo để thiết kế giải thưởng cho nhân vật chính; một độc giả tâm huyết viết thư gửi đến Hội đồng biên soạn SGK giải thích vì sao nên/không nên đưa truyện ngắn “Chiếc lược ngà” vào SGK Ngữ văn 9 ở những năm sau hoặc gửi đến tác giả Nguyễn Quang Sáng những đề xuất "thay đổi" trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”; một thám tử tài ba để điều tra thêm về một nhân vật/sự việc trong truyện, ghi rõ báo cáo kết quả.

Thông qua hoạt động này, học sinh nêu được sự việc trong truyện và đưa ra những đánh giá về nhân vật, giá trị của tác phẩm một cách rất tự nhiên. Đặc biệt, việc thực hiện các nhiệm vụ học tập sáng tạo giúp học sinh có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân về nhân vật và giá trị của tác phẩm trong thời đại ngày nay. Từ đó, học sinh liên hệ và so sánh cách thể hiện tình cảm gia đình trong hoàn cảnh chiến tranh giữa tác phẩm Văn học với Lịch sử.

WISHers chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập trong tiết học

Mỗi giáo viên cần có ý thức chủ động “làm mới mình”

Thế giới luôn thay đổi hàng ngày, hàng giờ; nếu bản thân mình không thay đổi thì sẽ tự mình sẽ dừng lại hoặc tụt hậu. Với quan điểm đó, cô Đặng Hà luôn ý thức “làm mới” các hoạt động giảng dạy của mình. “Sau mỗi bài dạy, mình đều trăn trở những điểm đã đạt được và chưa đạt được khi tiến hành triển khai các phương pháp giảng dạy. Từ đó, mình sẽ rút kinh nghiệm và điều chỉnh tốt hơn ở những tiết học tiếp theo. ” - Cô Đặng Hà chia sẻ.

Ỏ Wellspring có môi trường để khuyến khích mỗi giáo viên không ngừng đổi mới, sáng tạo và cập nhật kiến thức. Thông qua các khóa đào tạo của Nhà trường, cô Đặng Hà chủ động tìm hiểu, vận dụng một số kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động của học sinh (Khóa học “Giáo viên hiệu quả”, khóa học “ Dạy học Dự án”...).

“Cuộc thi giáo viên sáng tạo WITEACH cũng là nơi để mỗi giáo viên chúng tôi trao đổi, chia sẻ và làm mới những phương pháp dạy giảng của mình” - Cô Hà cho biết.

Theo cô Đặng Hà, một tiết học được xem là hiệu quả và được học sinh hưởng ứng là khi tiết học đó giúp học sinh thấy được ý nghĩa của bài học trong cuộc sống.

Hãy dành tình yêu, tâm trí và sự chân thành cho công việc của mình

Một trong những động lực để cô Đặng Hà luôn sáng tạo hết mình cho công việc chính là: tình yêu, tâm trí và sự chân thành đối với công việc cho chính mình. Tình yêu và đam mê khiến cho những sáng tạo không trở thành áp lực. “Đến nay tôi đã gắn bó với Wellspring được 10 năm học. Ở Wellspring, giáo viên được tham gia nhiều khóa đào tạo, bản thân tôi thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều cả về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Đặc biệt, Ban lãnh đạo Nhà trường thường xuyên có những định hướng cụ thể và khích lệ giáo viên có những ý tưởng sáng tạo trong dạy học. Vì thế, chúng tôi thấy mình luôn được đồng hành và hỗ trợ tối đa trong việc thực hiện các ý tưởng dạy học. Một điều rất quan trọng nữa khiến tôi đam mê tìm tòi và sáng tạo trong các bài giảng đó là tình yêu với môn học và sự hưởng ứng nhiệt tình của các con học sinh. Nhìn các con say mê, chủ động trong học tập tôi thấy mình thêm yêu công việc và thêm động lực để thiết kế các bài học mới. Hãy làm việc bằng tình yêu và sự chân thành, bạn sẽ nhận lại tình yêu và sự chân thành hơn thế”.
"Tình yêu và đam mê khiến cho những sáng tạo không trở thành áp lực. "- Cô Đặng Hà chia sẻ